Giỏ hàng

Cẩm Nang Trọn Bộ Hướng Dẫn Chọn Mua Đàn Guitar Thùng/Gỗ

Bạn đang tìm mua một cây đàn guitar thùng/gỗ nhưng không biết làm thế nào? Trong bài viết khá dài này, chúng tôi cung cấp các hướng dẫn để tìm cây guitar thùng phù hợp với mục đích, ngân sách của bạn. Đồng thời cung cấp một số đề xuất cho các mục đích cụ thể. Cuối cùng là các phụ kiện bạn cũng cần lưu ý. Hi vọng sau bài viết này bạn có thể tự tin chọn cho mình cây đàn PHÙ HỢP nhất!

10 YẾU TỐ CẦN CÂN NHẮC KHI CHỌN MUA MỘT CÂY ĐÀN GUITAR GỖ:

1. Âm thanh của đàn như thế nào?

Âm thanh của đàn có hay không? Âm trầm, ấm, dày hay vang vọng, ngân nga, mượt mà? 

Đây là lĩnh vực tùy sở thích mỗi người. Có người thích âm thanh trầm ấm, có người thích âm thanh vang vọng, sôi động, ngân nga.

Có thể bạn sẽ không tự tin mà nghĩ rằng tôi chưa hiểu gì, nghe cây nào cũng giống nhau. Nhưng thực tế, bạn nên bình tĩnh lắng nghe, bạn sẽ nhận ra sự khác nhau. Hãy chọn âm thanh theo ý thích của bạn sau khi lắng nghe. Điều này quyết định tới việc sau này bạn có thích thú ôm đàn tập nhiều giờ hay không.

2. Tôi nên mua đàn guitar dây sắt (acoustic) hay đàn guitar dây nylon (classic)?

Đàn guitar dây sắt thiên về chơi đệm hát, tỉa giai điệu (lead), âm thanh vang vọng, ngân nga, phù hợp chơi giải trí, dễ học dễ chơi. Đàn guitar dây nylon thiên về chơi cổ điển, luyện ngón, âm trầm, ấm... Hai dòng đàn này về giá cả đều có các mức giá đa dạng như nhau, từ 1 triệu cho tới vài chục, vài trăm triệu... 

Guitar Acoustic Và Classic

2. Bấm có êm tay không?

Thông thường đàn guitar dây sắt, việc chơi 1 – 2 tuần đầu sẽ khiến bạn cảm giác hơi đau ở các đầu ngón tay, sau sẽ hết. Việc này không quá quan trọng (cũng không quá đau), đừng để nó ảnh hưởng tới quyết định mua dây sắt hay dây nylon của bạn. Nếu bạn thích tiếng vang vọng, thích chơi giải trí, đệm hát... bạn cứ chọn acoustic. Nếu bạn thích chơi cổ điển, thích tiếng trầm ấm, hãy cứ chọn classic.

Đối với đàn dây sắt, có một yếu tố ảnh hưởng tới việc bấm có êm hay không là action (khoảng cách giữa dây đàn và bàn phím). Action càng cao, càng khó bấm. Bạn nên chọn cây đàn có action thấp, bấm êm tay. Cũng có cây đàn để mặc định action khá cao. Bạn có thể yêu cầu người bán hạ thấp xuống giúp bạn.

3. Bộ khóa đàn có tốt không? Điều chỉnh có dễ dàng không.

4. Gỗ làm đàn (tonewood)

Bạn nên coi thông số của đàn xem mặt top được làm từ gỗ gì? Lưng và hông đàn được làm từ gỗ gì. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định âm thanh của đàn. Chi tiết đặc điểm âm thanh của từng loại gỗ sẽ được trình bày bên dưới.

5. Đàn làm từ gỗ thịt hay gỗ ép?

Gỗ làm nên thùng đàn là từ gỗ thịt (một miếng gỗ) hay làm từ gỗ ép (các lớp gỗ mỏng ép lại với nhau thành một miếng gỗ). Thông thường gỗ thịt sẽ tốt hơn gỗ ép. Gỗ thịt chơi càng lâu tiếng càng hay. Gỗ ép âm thanh luôn giữ nguyên. Nhưng gỗ ép lại bền hơn, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn. Gỗ ép cũng giúp âm thanh thoát hơn so với gỗ thịt trong giai đoạn đầu. 

6. Đàn dáng khuyết hay dáng đầy?

Dáng khuyết và dáng đầy gần như không khác nhau về âm thanh (nếu các yếu tố khác như gỗ, thương hiệu… là không đổi). Việc chọn dáng khuyết hay dáng đầy do sở thích của bạn. Dáng khuyết giúp bạn bấm các nốt cao trên cùng dễ dàng hơn. Nhưng điều này không phải là quá quan trọng. Dáng đầy bạn vẫn có thể chơi các nốt này bình thường.

7. Thiết bị điện tử:

Đàn có equilizer/pickup hay không? Nói một cách dễ hiểu, đây là thiết bị nhận tín hiệu rung từ dây đàn và chuyển thành tín hiệu điện, truyền đi và phát ra loa. Thiết bị này giúp bạn dễ dàng kết nối đàn với hệ thống âm thanh để chơi trên sân khấu hoặc chơi ra loa. Đàn có equilizer thường được gọi là đàn thùng-điện.

Thiết bị điện tử (equilizer/pickup) này sẽ có tác động trực tiếp tới âm thanh của bạn. Ngoài chức năng cơ bản nhất là truyền âm thanh ra loa, nó còn giúp bạn “điều chế” âm thanh bằng cách tăng giảm bass, treble, middle. Một số equilizer cao cấp còn có hiệu ứng như reverb (hồi âm) hay echo (vang)…

8. Nên mua đàn bao nhiêu tiền?

Đàn guitar có rất nhiều mức giá. Đàn guitar giá rẻ tầm 1 triệu – 3 triệu, phù hợp cho người chơi ở cấp độ bắt đầu. 

Đàn guitar tầm trung có giá từ 4 triệu – 10 triệu. Đây là những cây đàn được làm từ gỗ chất lượng, các vật liệu khác (bộ khóa, dây, các chi tiết thẩm mỹ…) cũng tốt hơn. Âm thanh cũng dày hơn, ấm hơn. 

Đàn guitar cao cấp thì giá vô cùng. Từ trên 10 triệu tới vài chục, vài trăm triệu. Thậm chí tại các cuộc đấu giá trên thế giới có những cây đàn được mua với giá 3 – 4 triệu đô la. 

Tại sao giá cả lại có thể khác biệt tới như vậy? Điều gì làm nên một cây đàn cả trăm triệu? Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin giải đáp ở một bài viết khác chuyên sâu hơn về việc này.

9. Dáng đàn guitar phù hợp với tôi không?

Mỗi cây đàn guitar có một kiểu dáng khác nhau, có kích thước khác nhau. Dáng đàn khác nhau mang lại âm thanh khác nhau (do kết cấu thùng đàn cộng hưởng khác nhau). Vì thế tôi nên chọn dáng dreadnought hay dáng grand auditorium? Tôi nên chọn dáng mini hay concert? Chi tiết về dáng đàn sẽ được trình bày bên dưới.

10. Tôi nên mua đàn guitar của hãng nào?

Câu hỏi này được phần lớn người mua đều hỏi. Nhưng thật tiếc là không thể có câu trả lời.

Lý do đơn giản là mỗi hãng có một thế mạnh, một phân khúc riêng. Có hãng chuyên về đàn classic (ví như Cordoba), có hãng chuyên về guitar acoustic (ví như Martin, Taylor...), có hãng chuyên về giá rẻ, có hãng chuyên về đàn cao cấp. Nếu có hãng đàn nào đó vượt trội trên tất cả, trong mọi lĩnh vực, thì có lẽ các hãng còn lại đã... ra đi từ lâu rồi, không còn ở đây để bạn băn khoăn, lựa chọn.

Vì thế, phụ thuộc vào tầm tiền bạn mua, mục đích bạn chơi, phong cách bạn thích... thì bạn sẽ chọn hãng đàn cho phù hợp.

Để trả lời cho các câu hỏi trên, dưới đây là các thông tin liên quan (chi tiết về dáng đàn, gỗ làm đàn, các bộ phận của cây đàn....) Nắm được các thông tin này, bạn sẽ trả lời được các câu hỏi bên trên và chọn được cây đàn phù hợp với mình!

GỖ THỊT VÀ GỖ ÉP LÀM ĐÀN GUITAR:

•    Gỗ thịt nguyên khối đúng như tên gọi của nó: một miếng gỗ nguyên khối so với miếng gỗ được ép từ nhiều lớp. Đàn guitar có mặt trên gỗ thịt (solid) sẽ cộng hưởng nhiều hơn vì nó không bị gián đoạn bởi cán màng hoặc chất kết dính — nó rung với tính nhất quán hữu cơ. Gỗ thịt thường cao cấp hơn gỗ ép. Đàn guitar thùng mặt trên gỗ thịt sẽ có giá cao hơn so với đàn guitar được chế tạo bằng mặt trên gỗ ép.

•   Gỗ ép là miếng gỗ có các lớp gỗ mỏng được ép lại với nhau. Mặc dù gỗ ép không có chất lượng như gỗ thịt, nhưng nó vẫn có thể tạo ra âm thanh tuyệt vời.

•    Hãy tự hỏi bản thân: Bạn có dự định sở hữu cây đàn này lâu dài và có khả năng truyền lại nó không? Để có giai điệu phong phú, tối ưu và độ bền cao hơn, hãy sử dụng gỗ thịt. Nếu bạn mới bắt đầu và cần giảm chi phí, hãy chọn gỗ ép.

CÁC CÂY ĐÀN CHẤT LƯỢNG TUYỆT VỜI TRONG TẦM GIÁ RẺ:

1. Guitar Ba Đờn C170 (dáng đầy) hoặc Ba Đờn C170J (dáng khuyết)

Đây là cây đàn classic rất chất lượng trong tầm giá 2 triệu. Làm từ gỗ thịt chất lượng, độ hoàn thiện cao, âm thanh trầm, ấm, giá thành rẻ, C170 là model guitar classic không có đối thủ trong tầm giá.

2. Guitar Ba Đờn D200 (dáng đầy) hoặc Ba Đờn J200 (dáng khuyết)

Đây thực sự là những cây guitar acoustic gây ngạc nhiên vì chất lượng vượt trội của nó trong tầm giá trên 2 triệu một chút. Gần như không có cây đàn nào có thể có chất lượng như thế này với mức giá rẻ. Âm thanh dày, ấm, mạnh mẽ và uy lực nhờ gỗ thịt chất lượng cao, bàn phím bấm êm... khiến hai model này không có đối thủ. 

Đây là hai model guitar acoustic tốt cho người mới học.

3. Guitar Yamaha F310

Mặc dù làm từ gỗ ép nhưng Yamaha F310 có âm thanh hay, mạnh mẽ. Với mức giá trên 3 triệu, cây đàn ngoại nhập này tốt cho người chơi bắt đầu.

4. Guitar Ba Đờn T350

Cây đàn thực sự chất lượng này đã làm nên tên tuổi của Ba Đờn. Rất nhiều youtuber, reviewer đã khen ngợi cây đàn này. Gỗ thịt loại cao, âm thanh tuyệt vời, bộ khóa chất lượng, bàn phím bấm êm, Ba Đờn T350 là sự lựa chọn số một trong tầm giá trên 3 triệu. Nó tuyệt vời cho người mới học và chơi lâu dài sau này mà không phải đổi đàn khi trình độ lên.

CÁC KIỂU DÁNG ĐÀN GUITAR:

Một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến âm thanh là hình dáng của cây đàn. Dưới đây là các kiểu dáng từ nhỏ nhất đến lớn nhất, chúng ta hãy xem xét các kiểu dáng phổ biến nhất, cách chúng phát ra âm thanh và kiểu chơi nào chúng thường phù hợp nhất.

Grand Concert

•    Được giới thiệu vào năm 1877, Grand Concert là kiểu dáng nhỏ nhất trong số các dáng đàn phổ biến với thân đàn nông và vai tròn. Kết quả là, nó là một trong những thiết kế yên tĩnh nhất. Kích thước nhỏ gọn của nó khiến nó rất phù hợp với những người chơi nhỏ tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn và thật tuyệt vời khi chơi kiểu finger-style.

Parlor

•    Parlor là một kiểu dáng nhỏ khác hoạt động tốt nhất cho phong cách fingerpicking.

Concert

•    Phong cách concert có từ khoảng năm 1854. Đó là kích thước tiêu chuẩn vào khoảng thời gian diễn ra Nội chiến Hoa Kỳ và trong nhiều năm sau đó. Thiết kế âm thanh tươi sáng của nó dần dần nhường chỗ cho những cây đàn guitar lớn hơn, nhiều âm bass hơn, mặc dù phong cách này đã được hồi sinh gần đây do sự thoải mái và tính linh hoạt của nó. Âm thanh theo phong cách concert rất phù hợp với nhạc pop, rock, dân gian, v.v. Kích thước nhỏ hơn rất phù hợp cho người mới bắt đầu và bất kỳ ai đang tìm kiếm một cây đàn guitar nhỏ gọn và siêu thoải mái. 

Auditorium:

•    Còn được gọi là "orchestra", phong cách này được giới thiệu vào đầu những năm 1920 và là một trong những loại guitar lớn nhất cho đến cuối thập kỷ đó. Ngày nay, đây là dáng đàn cỡ trung bình có eo mỏng hơn kiểu dáng dreadnought và thân trên rộng với vai phẳng hơn, nó tạo ra âm thanh lớn và cân bằng âm bổng-âm trầm tốt khiến nó trở nên tuyệt vời khi chơi theo phong cách finger-style.

Dreadnought

•    Kiểu dáng dreadnought huyền thoại và phổ biến bậc nhất này được giới thiệu vào năm 1931, mặc dù tổ tiên trực tiếp của nó có từ khoảng năm 1916. Mang lại âm bass cực kỳ trầm ấm và uy lực nên tên của dáng đàn này được đặt theo tên của một chiến hạm của Hoàng gia Anh, với ý nghĩa diễn tả chất âm mạnh mẽ, bùng nổ của nó. Dreadnought hiện là dáng đàn phổ biến nhất và là cây đàn guitar dành cho flat-picking, finger-style và bluegrass, với thân đàn sâu, eo rộng và phần trên tương đối nhỏ. 

Hãy chọn một cây đàn dreadnought nếu bạn đang chơi nhạc rock and roll, bluegrass hoặc bất cứ thứ gì mà bạn cần một cây đàn guitar có chất âm lớn hơn, dày hơn, chắc nịch hơn.

Jumbo (khổng lồ)

•    Đây là dáng đàn guitar cỡ lớn, giúp thùng đàn có nhiều không gian cộng hưởng để có âm lượng lớn, bền vững và sâu giống như âm thanh của dreadnought. 

CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐÀN GUITAR THÙNG/GỖ:

Các Bộ Phận Đàn Guitar

 

Có ba phần chính của cây đàn guitar và một số tính năng ảnh hưởng đến âm thanh và khả năng chơi.

Thân đàn/thùng đàn: Đây là phần trung tâm bằng gỗ của đàn guitar.

•    Mặt trên/top: Mặt trên là miếng gỗ ở mặt top của thân đàn guitar. Khi xem một cây đàn, nhiều hãng sẽ nêu rõ chất liệu được sử dụng cho mặt trên. Đó là bởi vì phần này đóng vai trò rất lớn trong việc cây đàn của bạn có chất âm như thế nào. 

•    Dáng khuyết/cutaway: Đường khuyết là một vết lõm trên thân đàn guitar nằm bên dưới cần đàn. Mục đích của nó là giúp bạn dễ bấm các phím đàn cao hơn. Điều này rất hữu ích nếu bạn muốn tùy chọn chơi các đoạn lead và đạt đến các nốt cao nhất trên cây đàn. Một số cây guitar thùng có đường khuyết (dáng khuyết) trong khi những cây khác thì không (dáng đầy).

•    Viền/binding: Một mảnh vật liệu lót mép của thùng đàn—nơi các cạnh gặp mặt trên và mặt sau.

•    Ngựa đàn/bridge: Là miếng gỗ nằm trên mặt thùng đàn, giữ một đầu các sợi dây đàn cố định.

•    Eo/waist: Phần này tạo thành các cạnh của cây đàn guitar. Đường cong chữ S không chỉ đóng vai trò hình thành âm thanh của âm thanh phát ra từ cây đàn guitar mà còn giúp bạn thoải mái đặt cây đàn trên đầu gối khi chơi ở tư thế ngồi.

•    Soundhole/lỗ thoát âm: Ở giữa thùng đàn, bạn sẽ tìm thấy lỗ thoát âm.

•    Rosette: Một đường viền trang trí xung quanh lỗ thoát.

•    Miếng chống xước/Pickguard: Pickguard thường được làm từ nhựa hoặc acrylic. Bộ phận này nằm ở bên cạnh lỗ thoát âm và hoa thị của đà, gần vị trí đặt tay của bạn khi chơi. Mục đích của nó là giúp đàn không bị trầy xước lớp sơn ngoài. Một số đàn có miếng chống xước, một số thì không.

•    Nút dây đeo/strap button: Các nút kim loại mà bạn có thể gắn dây đeo của mình vào.

•    Điện tử/electronic: Đàn guitar thùng-điện có một bảng điều khiển dọc theo mặt bên của thân đàn (equilizer - EQ) cho phép bạn kết nối đàn với hệ thống âm thanh để phóng đại âm thanh của đàn ra loa
Cần đàn/neck: Cần đàn là thanh gỗ nối thân đàn và đầu đàn

•    Cần đàn và các phím đàn: Mặt trên của cần đàn là bàn phím (fretboard). Bàn phím chứa các phím đàn (fret). Phím đàn là miếng kim loại được đặt dọc trên bàn phím giúp bạn đặt các ngón tay để chơi các nốt nhạc cụ thể

•    Đai ốc/nut: Ở đầu bàn phím, bạn sẽ tìm thấy đai ốc (còn được gọi là "phím số 0"). Nó chia các dây thành các khoảng cách như nhau và nâng dây lên bên trên bàn phím.

•    Chấm đánh dấu/inlay: Các chấm nhỏ được đặt ở giữa các phím đàn cụ thể: phím thứ 3, 5, 7, 9, 12, 15 và 17. Những chấm khảm này giúp bạn tìm và chơi một phím cụ thể dễ dàng hơn.
Đầu đàn/headstock: Đầu đàn là khối gỗ nằm ở trên cùng của cần đàn.

•    Các chốt điều chỉnh/tunning pegs: Đầu đàn chứa các chốt điều chỉnh — còn được gọi là bộ khóa đàn. Các chốt điều chỉnh giữ đầu còn lại của dây đàn (đầu kia là cố định ở ngựa) giúp tăng, giảm độ căng của dây đàn, từ đó điểu chỉnh âm thanh của đàn (lên dây).

•    Dây: Hầu hết đàn guitar đều có sáu dây . Khi chỉnh theo cách điều chỉnh tiêu chuẩn, các nốt từ thấp nhất đến cao nhất là E thấp, A, D, G, B và E cao.

CÁC PHỤ KIỆN CẦN CÓ CHO ĐÀN GUITAR:

Ngoài việc chọn cây đàn guitar của bạn, đây là một số phụ kiện và thiết bị bạn cần để bắt đầu.

Bộ chỉnh dây đàn guitar (guitar tuner)

Điều quan trọng là giữ cho cây đàn guitar của bạn luôn đồng điệu. Bạn có thể mua một bộ chỉnh dây guitar để dùng. Nhưng ngày nay, với công nghệ hiện đại, bạn có thể tải app lên dây guitar về điện thoại để sử dụng khi lên dây cho đàn. Bạn chỉ cần tìm trên Apple Store hoặc CH Play chữ: "guitar tunner" là sẽ có rất nhiều app để sử dụng.

Dây đàn guitar

Đàn guitar thùng của bạn sẽ đi kèm với dây, nhưng bạn nên có một bộ dây dự phòng. Bạn không bao giờ biết khi nào thảm họa có thể ập đến và một (hoặc hai!) dây bị đứt. Nhét thêm một bộ dây vào hộp đàn guitar hoặc túi đựng đàn để bạn có thể thay dây bị đứt nếu cần. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:
•    Chất liệu dây là gì? Lưu ý các dây đi kèm với cây đàn guitar của bạn. Chúng là dây thép hay dây nylon? 
•    Dây có kích cỡ bao nhiêu? Thông thường dây đàn guitar acoustic hay dùng phổ biến là cỡ 11. Bạn nên chọn cỡ này khi bắt đầu học. Dây cỡ 12 sẽ mang lại âm uy lực hơn nhưng bấm nặng hơn. Dây cỡ 10 sẽ nhẹ hơn, bấm êm hơn nhưng âm thanh mỏng hơn dây cỡ 11.

•    Phủ hoặc không phủ? Dây phủ có thêm một lớp phủ bảo vệ giúp tránh mài mòn, rỉ sét và tích tụ cặn. Chúng có xu hướng đắt hơn một chút so với dây không có lớp phủ.

Bộ khuếch đại guitar (guitar amplifier)

Nếu bạn chọn mua đàn guitar acoustic-điện, bạn có thể cắm guitar của mình vào hệ thống âm thanh hoặc bộ khuếch đại âm thanh. Một bộ khuếch đại sẽ cho phép bạn kiểm soát âm lượng của đàn. Bạn sẽ có thể thực hiện vô số điều chỉnh: thêm bass để có âm thanh sâu hơn, tối hơn; nhiều treble hơn nếu bạn muốn những nốt cao đó lấp lánh; thêm các hiệu ứng như reverb, chorus...

Lưu ý: Nếu bạn mua đàn không có equilizer thì không cần tới bộ khuếch đại.

Bao đàn (gigbag) hoặc hộp cứng (hardcase)

Một số model đi kèm với bao hoặc hộp cứng, và phần lớn thì không. Bạn cần mua kèm nếu đàn chưa bao gồm bao. Bạn cũng cần kiểm tra xem kích thước của bao hoặc hộp cứng có phù hợp với cây đàn bạn mua hay không.

Dây đeo đàn và móng gảy

Một dây đeo rất phù hợp để bạn có thể đứng trong khi chơi (thậm chí có thể có nó khi bạn đang ngồi, mang lại sự ổn định hơn). Mặc dù phải mất một thời gian để làm quen, nhưng đứng trong khi chơi là một lựa chọn tuyệt vời để biểu diễn tốt hơn trên sân khấu. Đứng cũng có thể giúp bạn thể hiện hiệu quả hơn nếu bạn đang hát. Một lợi ích nữa của việc mua dây đeo: đó là cơ hội thể hiện phong cách cá nhân của bạn.

Móng gảy cũng hữu ích và cần thiết. Theo thời gian, khi bạn đạt trình độ nhất định, bạn sẽ muốn tập chơi với móng gảy. Chơi bằng móng giúp âm thanh to hơn, nhất quán hơn và rõ ràng. Cũng giống như dây đàn, móng có nhiều cỡ khác nhau. Chọn móng mỏng và trung bình rất phù hợp để chơi lead và strumming. Nếu bạn đang chơi dây đàn khổ lớn (hoặc guitar bass), thì tốt nhất là chọn loại móng dày hơn.